Proof of Stake là gì? Ưu điểm của thuật toán POS

0
1002
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là gì?

Proof of Stake là gì? Ưu điểm của thuật toán POS, một cơ chế đồng thuận trên nền tảng Blockchain cho phép xác minh danh tính người tham gia.

Ý tưởng về PoS đã được đưa ra vào năm 2011 bởi Bitcointalk. Và vào năm 2012 đồng tiền mã hóa Peercoin là đồng tiền đầu tiên sử dụng cơ chế PoS. Sau khi việc PoW làm hao tốn thời gian tiền bạc và năng lượng trong việc đóng gói một Block. PoS ra đời nhằm giải quyết sự hao tổn đó. PoS là gì? Nó khác gì so với PoW. Hôm nay chúng ta hãy cùng tạp chí BTC tìm hiểu về PoS.

Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là gì?

Proof Of Stake là gì?

Proof of Stake là gì? Nó là một cơ chế đồng thuận mà theo đó các Node sẽ phải ứng ra một phần Coin hoặc Token vào mạng lưới dựa trên nền tảng Blockchain để được phép tham gia vào việc xác minh giao dịch có trong một khối. Hay có thể hiểu là cọc tiền để chứng minh danh tính bản thân. Các Node tham gia được gọi là người kiểm định Validator.

Stake đó chính là khoản tiền đặt cọc. Hệ thống sẽ khóa khoản tiền này. Và sau khi rút khỏi việc xác minh sẽ được mở khóa. Nhưng việc mở khóa sẽ không diễn ra tức thì mà có một khoảng thời gian.

Việc xác thực khối sẽ được thực hiện bởi Validator. Với hành động Forge hoặc Mint để phân biệt với Mine trong PoW. Và khi khối hợp lệ sẽ được ghi vào chuỗi. Các nút xác nhận phần thưởng sẽ được tiến hành từ chính các khoản chi phí cho giao dịch.

Validator được chọn sẽ thực hiện xác nhận khối. Thuật ngữ chuyên môn cho hành động này là Forge hoặc Mint để phân biệt với Mine trong PoW. Nếu khối hợp lệ và ghi được vào chuỗi, các nút sẽ được phần thưởng chính là từ các khoản phí giao dịch.

Phân biệt giữa Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)

Theo cơ chế PoW thì các Miner tham gia vào hệ thống Blockchain thể hiện bằng các Node. Cùng nhau thực hiện việc tính toán tìm ra Hash của khối Block thỏa mãn những điều kiện nhất định. Và những người tìm ra kết quả đầu tiên sẽ nhận được phần thưởng là một lượng Coin. Điều kiện mà khó thì sự tính toán khối lượng càng nhiều.

PoW chính là một dạng bằng chứng công việc. Chính vì điều này mà các Node luôn phải tìm cách hoàn thành việc tính toán đầu tiên. Do vậy cần phải đẩy nhanh tốc độ và khối lượng tính toàn. Và sẽ làm cho sự ngốn năng lượng diễn ra. Và thực tế chúng ta thấy hình ảnh của các dàn máy đào hàng trăm, hàng nghìn máy được đặt ở nơi có khí hậu lạnh hay giá điện rẻ. Và càng ngày khối lượng trung bình của hệ thống càng tăng, độ khó cũng điều chỉnh tăng. Thời gian tính toán, năng lượng tốn kém, tốn thời gian và tiền bạc.

PoS ra đời

Và người ta đã đặt ra một câu hỏi. Liệu có nên đổ tiền bạc và thời gian cho việc đóng gói một Block? Và làm thế nào để nhanh hơn, rẻ hơn. Và một cơ chế mới ra đời đó chính là Proof of Stake. Vơi PoS thì một sự đồng thuận trong việc đóng gói Block được thực hiện. Nhiều Node cùng tham gia nhưng sẽ có một Node được lựa chọn ngẫu nhiên trở thành người kiểm định Validator và đóng gói Block. Tuy nhiên các Node sẽ phải bỏ một khoản tiền cọc vào mạng lưới hay còn gọi là đặt cược Stake. Để chứng minh danh tính bản thân.

Phương thức lựa chọn Node trong PoS

Nếu như lựa chọn Node theo hình thức cược nhiều nhất. Thì những Node nào đặt Stake vào nhiều nhất sẽ có lợi thế được lựa chọn làm người xử lý khói. Nhưng nếu chọn theo cách này sẽ dẫn đến việc tập trung hóa, làm trái quy luật và chỉ những người giàu nhất mới có lợi.

Thay vì thế phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đã được đưa ra. Cũng nhằm tạo ra một sự công bằng hơn. PoS lựa chọn Node tức Miner khai thác tiếp theo bằng công thức tìm kiếm tỷ lệ băm Hashrate thấp nhất kết hợp với kích thức tài sản ròng Stake.

PoS còn có thể kết hợp việc lựa chọn ngẫu nhiên với việc xét độ tuổi tài sản thể hiện từ thời điểm bắt đầu tham gia của Node. Các tài sản này sẽ được xem xét ít nhất trong 30 ngày cho sự cạnh tranh vị trí xử lý khối tiếp theo. Những tài sản mới hơn sẽ có xác suất lớn hơn trong sự cạnh tranh xử lý khối này.

Khi xử lý khối kế tiếp hoàn thành, độ tuổi tài sản lại trở về 0 và phải chờ đợi ít nhất 30 ngày cho quyền xử lý khối khác tiếp theo. Ngoài ra còn có mốc 90 ngày cho việc xử lý khối nhằm ngăn chặn các tài sản cũ hay tài sản có giá trị lớn không thể thống trị Blockchain. Việc làm này của PoS sẽ giúp bảo vệ mạng lưới, tạo ra các nút mới theo thời gian.

Gian lận trong PoS sẽ bị xử lý thế nào?

Và nếu như có Validator nào gian lận mà bị phát hiện. Sẽ bị thông báo lên mạng lưới từ các Validator khác. Validator này sẽ bị phạt toàn bộ số tiền cược trong Stake. Đây cũng chính là lý do tại sao Validator từ bỏ quyền tham gia Stake không được hoàn trả ngay.

Ưu điểm của PoS

Ưu điểm của Proof of Stake là gì? Nó là sự cải tiến của PoW. Việc sử dụng PoS không tốn thời gian và năng lượng như PoW. Nó cũng không phải tính toán để giải các hàm Hash phức tạp. PoS sẽ tạo ra mạng lưới an toàn và Decentralize hơn PoW. Những ưu điểm khác của PoS đó là nó không đòi hỏi phần cứng hay lắp đặt quá nhiều, dễ dáng sinh lời với lãi suất ổn định, tính bảo mật cao, tính linh hoạt trong việc xử lý các Node dự trữ để tránh tình trạng ngăn treo việc xử lý.

Nhược điểm của PoS

Nhược điểm của Proof of Stake là gì? Đó là nó rất khó để xây dựng cộng đồng bền vững. Bởi vì không có sự ràng buộc trong việc đầu tư dài hạn. Nó chỉ thu hút những nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh, và ít người ở lại lâu. Đối với những đồng tiền mã hóa phải đào, có sự phức tạp cần phải có sự duy trì trao đổi về cách đào, tối ưu máy đào…sẽ tạo ra cộng đồng lớn mạnh, giữ vững lòng tin. Tuy nhiên đối với những loại tiền mã hóa sử dụng PoS chẳng có gì phải trao đổi nhiều ngoài việc mua và bán, giới thiệu nhau các Coin mới sử dụng PoS.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here