MT.Gox là gì? Nó là một sàn giao dịch Bitcoin của Nhật Bản có trụ sở đặt tại Tokyo là một sàn trung gian Bitcoin lớn nhất thế giới năm 2014.
Đồng tiền điện tử đầu tiên đó chính là Bitcoin và năm 2009. Và đến năm 2010, đã xuất hiện một sàn trung gian Bitcoin lớn nhất đó chính là MT.Gox. Theo thống kê vào giai đoạn 2013 – 2014 sàn MT.Gox đã xử lý hơn 70% các giao dịch BTC toàn cầu. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về sàn giao dịch MT.Gox cùng tạp chí BTC.
MT.Gox là gì?
Sự xuất hiện Bitcoin vào năm 2009 là một sự thay đổi những suy nghĩ mới về tiền tệ trong tương lai. Mặc dù thời kỳ đó chưa đón nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng. Nhưng Bitcoin một phần nào đó đã mang đến những suy nghĩ mới về một tương lai sử dụng tiền điện tử. Bitcoin bắt đầu có giá trị của nó, và được coi như là một tài sản. Các sàn giao dịch liên quan đến Bitcoin đã xuất hiện, điển hình là MT.Gox. MT.Gox là gì? Nó là sàn trung gian Bitcoin, chuyên xử lý các giao dịch mua bán trung gian Bitcoin.
Lịch sử sàn giao dịch Mt. Gox
Vào năm 2010 lập trình viên của Mỹ là Jed McCaleb đã cho ra mắt MT.Gox. Và chỉ sau một thời gian ngắn, MT.Gox trở thành sàn trung gian Bitcoin lớn nhất thế giới. Phải kể đến công lao to lớn của nhà phát triển Mark Karpeles người Pháp năm 2011. MT Gox với ý nghĩa đầy đủ là giao dịch điện tử trực tuyến.
Tháng 6/2011, sàn Mt.Gox đã bị hack. Hacker giả tạo giá trị danh nghĩa của Bitcoin. Lấy cắp 2000 Bitcoin từ tài khoản khách hàng và bán ra khoảng 650 Bitcoin với giá thấp giả tạo. Sau vụ tấn công này sàn Mt.Gox đã tiến hành bảo mật nâng cấp. Một lượng Bitcoin lớn của sàn đã được lưu trữ ngoại tuyến tại các ví lạnh. Mặc dù bị Hacker tấn công, nhưng vào năm 2013 sàn MT.Gox vẫn là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất. Và một lý do trong đó là Bitcoin đã có sự nhảy vọt từ 13USD/BTC lên hơn 1200 USD/BTC.
Những tranh đấu đằng sau MT.GOX
Mặc dù là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất vào thời điểm đó. Nhưng đằng sau MT.Gox là một sự bất hòa của các tổ chức. Những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến vấn đề bảo mật web hay hoạt động doanh nghiệp. Vào tháng 5/2013, MT.Gox đã bị kiện vì vi phạm hợp đồng bởi Coinlab. Bởi vì MT.Gox đã không cho Coinlab tiếp quản khách hàng Mỹ theo đúng thỏa thuận. Trị giá vụ kiện lên tới 75 triệu USD.
Công ty con của MT.Gox cũng bị cấm hoạt động bởi Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ. Do chưa được cấp phép hoạt động. Và sau cuộc điều tra công ty con này của MT.Gox. Hơn 5 triệu USD đã bị tịch thu từ toàn khoản ngân hàng công ty. MT.Gox đã tạm thời đình chỉ rút tiền bằng USD. Mặc dù theo tuyên bố chỉ đình chỉ tầm 1 tháng nhưng thực tế nhiều khách hàng đến tận 3 tháng vẫn không rút được. Mất lòng tin từ phía khách hàng. MT.Gox mất vị thế sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất và rơi xuống top 3.
Vụ Hack MT.Gox kinh điển
Theo điều tra, sàn MT.Gox đã bị hack vào tháng 9/2011. MT.Gox đã mất khả năng thanh toán trong vòng 2 năm và mất hết Bitcoin vào năm 2013. Những bằng chứng bổ sung cho thấy MT.Gox thiếu tới 80.000 Bitcoin từ chính sàn trước thời điểm Mark Karrpeles mua sàn vào năm 2011. Ngày 7/2/2014, MT.Gox dừng tất cả các giao dịch rút tiền Bitcoin. Sau đó vào ngày 24/2/2014 sàn ngừng hoạt động. Với những tuyên bố Hacker đã đánh cắp hơn 744.000 Bitcoin của khách hàng và 100.000 Bitcoin của công ty. Vào ngày 28/2/2014, MT.Gox nộp đơn xin bảo hộ phá sàn ở Mỹ và Nhật.
Hậu quả của vụ hack Mt. Gox
MT. Gox đã tuyên bố phá sản vào tháng 3 năm 2014. Và theo báo cáo của MT.GOX họ đã tìm thấy 200.000 Bitcoin trong ví kỹ thuật số cũ. Và số Bitcoin này đã được sử dụng vào sàn giao dịch trước đó vào tháng 6 năm 2011. Các chủ nợ cũ vẫn tin tưởng vào con số thống kê này. Tuy nhiên công ty MT.GOX vẫn được bảo hộ phá sản.
Mark Karpelés đã bị bắt tại Nhật Bản vào tháng 8 năm 2015 và bị buộc tội gian lận và biển thủ, mặc dù không có cáo buộc nào liên quan trực tiếp đến vụ trộm. Anh ta bị cầm tù cho đến tháng 7 năm 2016, và được tại ngoại. Anh đã không nhận tội và các phiên tòa của anh vẫn đang diễn ra.
Mt. Gox vẫn được bảo vệ phá sản, với vụ việc vẫn đang được điều tra. Ngoài ra, vụ kiện với CoinLab vẫn còn tồn đọng và phân phối cho các chủ nợ có thể xảy ra cho đến khi vụ kiện được giải quyết. Hiện nay những hậu quả mà vụ Hack MT.Gox để lại vẫn liên tục được thống kê. Và những gì liên quan đến vụ việc này vẫn còn có rất nhiều bí ẩn, nghi vấn.
Tiền hack Bitcoin đã đi đâu mất?
Nhiều người cho rằng Karpeles đã thao túng giá Bitcoin. Để nắm được số lượng Bitcoin lớn hơn con số mà công ty nắm giữ. Các hacker đã tấn công vào các kho lạnh chứa Bitcoin mà MT.Gox lưu giữ. Về lý thuyết vụ tấn công này có thể thực hiện bởi cá nhân có quyền truy cập vào hệ thống MT.Gox. Sự thiếu trách nhiệm của đội ngũ nhân viên làm cho toàn bộ Bitcoin bị rút hết nhưng cũng chẳng có bằng chứng xác thực lỗi do ai. Cũng chẳng thể nào cáo buộc được ai.
Vào tháng 7/2017, Alexander Vinnik đã bị Mỹ bắt giữ Hy Lạp. Tên tội phạm này có liên quan mật thiết với hoạt động rửa tiền Bitcoin đánh cắp tại MT.Gox. Qua nhiều cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kỳ, FBI. Đã xác định Vinnik là chủ sở hữu của các ví mà bitcoin bị đánh cắp đã được chuyển. Và lượng lớn Bitcoin trong số đó được bán trên BTC-e.